Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Người yêu nhé

Hãy nắm chặt tay nhau
Đường đời còn dài lắm
Mình cho nhau hơi ấm
Đi qua những đông buồn
Đừng ngần ngại nụ hôn
Nào có gì xa xỉ
Đời nhiều dông bão thế
Ai chẳng thèm thương yêu?
Có gì đâu mà nhiều
Ôm em, người yêu nhé
(Hiên nhà - bầy chim sẻ
Chẳng bao giờ bay đi)
Em sẽ chẳng tị suy
Chẳng so bì, lo lắng
An tâm và yên lặng
Trong vòng tay của anh
Đừng xa em anh nhé
Dù đời nhiều bão giông
Bên anh em bé nhỏ
Vòng tay anh nồng ấm
Đi qua những mùa đông
Lòng em đầy ấm áp
Khi có bàn tay anh
Nắm chặt tay em nhé
Hãy nắm chặt tay em
Đường đời còn dài lắm
Mình cho nhau hơi ấm
Bên nhau đến tận cùng
Nơi chân trời góc bể
Cho đời sau mãi kể
Về chuyện tình đôi ta
Cũng già như lịch sử.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Cẩm cù - Hoya tiếp

Nummularioides

DS-70

Pubicalyx Red Button

Pubicalyx Pink Silver

Dischidia - Lan tim
Dischidia - Lan tim


Dischidia - Lan tim
Dischidia - Lan tim


Kerrii

Kerrii







Kerrii của mẹ Tỏn
Kerrii xanh


Ngày đẹp trời!

Sau bao nhiêu nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân mình không vào được blog, hôm nay, một ngày đẹp trời, mình click vào blog Chuyện trồng cây của cô và một phép lạ, mình đã vào được blogspot. Cong chần chừ gì nữa nhỉ? Vào ngay Tulisfamily và thật là tuyệt, mình được trở về nhà mình sau bao ngày "ngăn cấm". Vui quá là vui!

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Sao mình khong vào được blog? Buồn quá!

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Hoya - Cẩm cù

Từ lúc còn nhỏ, mình được làm quen với em Cẩm cù hoa trắng. Nhìn chùm hoa xum vầy, cánh hoa dày dặn, trong trong như nhựa mà thấy yêu lạ!
Dạo chưa biết đến "lớp học trồng cây của cô HX", mình có xin một giỏ cẩm cù hoa trắng về trồng. Thi thoảng, hoa cũng nở cho mình ngắm và mình cũng chỉ biết: Cẩm cù có vậy thôi.

Đến giờ, "lớp học trồng cây" đã chuyển thành "vườn hoa 3 miền" thì mình biết rồi nhé, Cẩm cù có tên chung là Hoya và có rất nhiều loại Hoya, hoa thì rất đẹp! Biết thêm một điều hay, niềm vui nhân gấp đôi. (Các loại Hoya)
Được sờ tận tay, nhìn tận mắt các em Cẩm cù mới là niềm vui lớn! Bạn Tóc Tiên, một người bạn chưa từng gặp mặt đã tận tình giúp mình có niềm vui lớn đó.
Hoya carnosa hindu rope
Hoya Pachyclada
Hoya Krimson Queen
Hoya Kerrii








































































Và bây giờ, mình cố gắng chăm cho các em nó ra hoa, thật là một việc rất khó! Không sao, mình đợi được và ngắm lá các em cũng thật tuyệt!

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Cá "đẹp"

Cả nhà đi nghỉ mát ở Biển Hải Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Mẹ mặc cho Bin và Ben hai cái áo phông cá sấu màu da cam, mẹ cũng có một cái áo màu đó dì Tú mới cho.
Mẹ chỉ vào hình con cá sấu trên áo Ben và hỏi: "Ben là con cá gì?"
Ben trả lời: "Cá sấu"
Mẹ chỉ tiếp vào áo mẹ và hỏi: "Mẹ là con cá gì?"
Ben trả lời: "Cá sấu"
Mẹ hỏi tiếp: "Thế anh Bin là con cá gì?"
Ben trả lời: "Cá sấu"
"Thế bố là con cá gì hả Ben?" mẹ hỏi.
Ben nghĩ 1 lát và nói: "Bố là Cá đẹp"

Rau "chết"

Cả nhà phóng thích cho mẹ một bữa không phải nấu cơm mà đi ăn bún chả - món khoái khẩu của cả 4 người. Mẹ và Ben cùng ăn một suất, mẹ vừa ăn vừa bón cho Ben. Thấy mẹ ăn rau sống, Ben mon men cầm tay vào rổ rau trước mặt.
Mẹ bảo: "Rau "sống" đấy, con không ăn được đâu"
Nói rồi mẹ xúc cho Ben một thìa bún kèm nước và ... kèm một tí tẹo lá kinh giới. Mẹ nhìn thấy rồi nhưng nghĩ có một tí tẹo lại là rau kinh giới thì ăn cho mát.
Ben nhai nhai, nhằn nhằn và ngước lên hỏi mẹ: "Mẹ ơi, con ăn rau "chết" há mẹ?"

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Con đã lớn rồi!


Trường thông báo đến nhận lớp, nhận cô.
Mẹ và con đến trường, mẹ thì bồi hồi nhớ lại cách đây 29 năm, cũng ngôi trường này mẹ cắp sách đến trường, còn con, mẹ đoán là con hồi hộp và lạ lẫm lắm!
Mẹ dẫn con đến lớp 1C, cô giáo đã đứng đợi trong lớp, các bạn đến chưa đủ, con ngập ngừng, mẹ phải nhắc con đi vào lớp và ngồi vào bàn đi nhé.
Cậu con trai cao lớn, chắc khỏe nhưng đối với mẹ, con vẫn bé bỏng lắm. Con vào dẫy bàn bên trong, ngồi vào bàn thứ 4 và quay ra nhìn mẹ. Mẹ mỉm cười để con yên tâm, mẹ mong luôn ở bên con.
Lớp của con có 58 bạn, đông quá nhỉ! Cửa lớp có nhiều bố, mẹ, ông bà đưa các bạn đến lớp nên mẹ đứng lùi ra xa chút nhưng mẹ vẫn nhìn thấy con. Mỗi khi nhìn vào, mẹ lại thấy ánh mắt của con nhìn ra cửa, cứ như con không tập trung nghe cô nói vậy.
Rồi thời gian làm quen với cô giáo, làm quen với cách ngồi và cách chào cô cũng qua. Cô giáo dặn dò và chào các con. Giữa đám đông các con chen nhau chạy ra cửa, mẹ gọi tên con mấy lần con mới nghe thấy vì đông quá. Ánh mắt ngơ ngác, dáo dác tìm mẹ. Cảm xúc trào dâng, mẹ chỉ muốn chạy lại ôm con thật chặt! Con nói con toàn nhìn ra cửa tìm mẹ, con chỉ sợ mẹ đi mất. Con trai ơi, con đã lớn rồi đấy, học sinh lớp 1 rồi đấy. Hãy vững bước con nhé! Bố mẹ luôn bên con.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

English - first words

Cùng học Thực hành Hoa Hồng nhưng lớp Ben là lớp edu nên khác lớp anh Bin. Lần đầu tiên, cô phản hồi về Ben ở lớp: TM nghịch lắm, chạy khắp nơi, thày giáo người nước ngoài cũng không sợ! Nghe thế, mẹ mới chợt nhớ ra là Ben được học cả Tiếng Anh nữa.
Một hôm, mẹ hỏi Ben là ở lớp, con có học Tiếng Anh không? Ben bảo là không ạ. Hic, mẹ biết là con trai mẹ mải chơi và cũng chưa quen môi trường mẫu giáo nên vẫn vô tổ chức, mải chơi đây mà.
Một hôm khác, mẹ hỏi Ben: Hôm nay, con có học Tiếng Anh ở lớp không? Con có gặp thày giáo "Tây" không? Ben trả lời rằng "c(h)ó", mẹ mừng quá và hỏi tiếp: Con học từ gì rồi nào, Ben nói cho mẹ học với nhé? Ben làm một tràng thế này (có giai điệu của một bài hát):
Hello! How are you? Hello! How are you? Hello! How are you? 
I am great, I am fine, I am OK, I am wonderful today!
Ben vừa hát vừa làm điệu bộ rất ngộ nghĩnh, khuôn mặt rất phấn khởi. Mẹ nghe mà vui trào nước mắt. Ôi, con trai bé bỏng của tôi!
Sau hôm đó, mỗi khi có bài Tiếng Anh ở lớp là cô lại gửi cho Ben mang về một tờ tranh có hướng dẫn cách cho con học Tiếng Anh ở nhà, mẹ và Ben rất hào hứng học Tiếng Anh nhé.

12 cách nói để bé nghe lời

Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Cách bạn giao tiếp với con cũng chính là thói quen bé dùng để nói chuyện với người khác.


Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dạy con biết vâng lời:

1. "Khi nào... thì"

“Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”. Từ “khi nào” ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ “nếu”.

2. "Chân trước, miệng sau"

Thay vì đứng ở xa, hét lên: “Tắt tivi đi Bom, đến giờ cơm rồi”, bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Được mẹ tâm lý sẽ giúp bé thích làm theo yêu cầu của mẹ mà ít chống đối hơn.

3. Hãy cho bé lựa chọn

“Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước” hoặc “Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?”.

4. Đừng hỏi khó

Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Hãy xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Ví dụ, lỗi phổ biến của cha mẹ là hỏi bé 3 tuổi: “Sao con làm thế?” (đôi khi người lớn còn không thể biết vì sao). Thay vào đó, hãy hỏi: “Kể cho mẹ xem con đã làm gì?”.

5. Trực tiếp

Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ.

6. Gọi tên

Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên; chẳng hạn: “Tina, lấy hộ mẹ cái cốc”.

7. Nguyên tắc từng câu một

Nghĩa là bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Bạn càng “dông dài” với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng “giả điếc”. Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện.

8. Hãy đơn giản

Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.

9. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ

Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.

10. Đưa lợi ích để bé không từ chối

Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: “Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi” thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn. Đó là lý do bé không muốn từ chối mẹ.

11. Hãy tích cực

Thay vì nói: “Không làm ồn ở đây”, bạn có thể gợi ý: “Con hãy về phòng mình vui chơi đi”.

12. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"

Thay vì “Bỏ con dao xuống”, hãy nói “Mẹ muốn con bỏ dao xuống”; thay vì: “Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.
Viet Bao (Theo M&B)