Hãy nắm chặt tay nhauĐường đời còn dài lắmMình cho nhau hơi ấmĐi qua những đông buồnĐừng ngần ngại nụ hônNào có gì xa xỉĐời nhiều dông bão thếAi chẳng thèm thương yêu?Có gì đâu mà nhiềuÔm em, người yêu nhé(Hiên nhà - bầy chim sẻChẳng bao giờ bay đi)Em sẽ chẳng tị suyChẳng so bì, lo lắngAn tâm và yên lặngTrong vòng tay của anhĐừng xa em anh nhéDù đời nhiều bão giôngBên anh em bé nhỏVòng tay anh nồng ấmĐi qua những mùa đôngLòng em đầy ấm ápKhi có bàn tay anhNắm chặt tay em nhéHãy nắm chặt tay emĐường đời còn dài lắmMình cho nhau hơi ấmBên nhau đến tận cùngNơi chân trời góc bểCho đời sau mãi kểVề chuyện tình đôi taCũng già như lịch sử.
Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011
Người yêu nhé
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011
Cẩm cù - Hoya tiếp
Nummularioides |
DS-70 |
Pubicalyx Red Button |
Pubicalyx Pink Silver |
Dischidia - Lan tim |
Dischidia - Lan tim |
Dischidia - Lan tim |
Dischidia - Lan tim |
Kerrii |
Kerrii |
Kerrii của mẹ Tỏn |
Kerrii xanh |
Ngày đẹp trời!
Sau bao nhiêu nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân mình không vào được blog, hôm nay, một ngày đẹp trời, mình click vào blog Chuyện trồng cây của cô và một phép lạ, mình đã vào được blogspot. Cong chần chừ gì nữa nhỉ? Vào ngay Tulisfamily và thật là tuyệt, mình được trở về nhà mình sau bao ngày "ngăn cấm". Vui quá là vui!
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011
Hoya - Cẩm cù
Từ lúc còn nhỏ, mình được làm quen với em Cẩm cù hoa trắng. Nhìn chùm hoa xum vầy, cánh hoa dày dặn, trong trong như nhựa mà thấy yêu lạ!
Dạo chưa biết đến "lớp học trồng cây của cô HX", mình có xin một giỏ cẩm cù hoa trắng về trồng. Thi thoảng, hoa cũng nở cho mình ngắm và mình cũng chỉ biết: Cẩm cù có vậy thôi.
Đến giờ, "lớp học trồng cây" đã chuyển thành "vườn hoa 3 miền" thì mình biết rồi nhé, Cẩm cù có tên chung là Hoya và có rất nhiều loại Hoya, hoa thì rất đẹp! Biết thêm một điều hay, niềm vui nhân gấp đôi. (Các loại Hoya)
Được sờ tận tay, nhìn tận mắt các em Cẩm cù mới là niềm vui lớn! Bạn Tóc Tiên, một người bạn chưa từng gặp mặt đã tận tình giúp mình có niềm vui lớn đó.
Và bây giờ, mình cố gắng chăm cho các em nó ra hoa, thật là một việc rất khó! Không sao, mình đợi được và ngắm lá các em cũng thật tuyệt!
Dạo chưa biết đến "lớp học trồng cây của cô HX", mình có xin một giỏ cẩm cù hoa trắng về trồng. Thi thoảng, hoa cũng nở cho mình ngắm và mình cũng chỉ biết: Cẩm cù có vậy thôi.
Đến giờ, "lớp học trồng cây" đã chuyển thành "vườn hoa 3 miền" thì mình biết rồi nhé, Cẩm cù có tên chung là Hoya và có rất nhiều loại Hoya, hoa thì rất đẹp! Biết thêm một điều hay, niềm vui nhân gấp đôi. (Các loại Hoya)
Được sờ tận tay, nhìn tận mắt các em Cẩm cù mới là niềm vui lớn! Bạn Tóc Tiên, một người bạn chưa từng gặp mặt đã tận tình giúp mình có niềm vui lớn đó.
Hoya carnosa hindu rope |
Hoya Pachyclada |
Hoya Krimson Queen |
Hoya Kerrii |
Và bây giờ, mình cố gắng chăm cho các em nó ra hoa, thật là một việc rất khó! Không sao, mình đợi được và ngắm lá các em cũng thật tuyệt!
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011
Cá "đẹp"
Cả nhà đi nghỉ mát ở Biển Hải Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Mẹ mặc cho Bin và Ben hai cái áo phông cá sấu màu da cam, mẹ cũng có một cái áo màu đó dì Tú mới cho.
Mẹ chỉ vào hình con cá sấu trên áo Ben và hỏi: "Ben là con cá gì?"
Ben trả lời: "Cá sấu"
Mẹ chỉ tiếp vào áo mẹ và hỏi: "Mẹ là con cá gì?"
Ben trả lời: "Cá sấu"
Mẹ hỏi tiếp: "Thế anh Bin là con cá gì?"
Ben trả lời: "Cá sấu"
"Thế bố là con cá gì hả Ben?" mẹ hỏi.
Ben nghĩ 1 lát và nói: "Bố là Cá đẹp"
Mẹ chỉ vào hình con cá sấu trên áo Ben và hỏi: "Ben là con cá gì?"
Ben trả lời: "Cá sấu"
Mẹ chỉ tiếp vào áo mẹ và hỏi: "Mẹ là con cá gì?"
Ben trả lời: "Cá sấu"
Mẹ hỏi tiếp: "Thế anh Bin là con cá gì?"
Ben trả lời: "Cá sấu"
"Thế bố là con cá gì hả Ben?" mẹ hỏi.
Ben nghĩ 1 lát và nói: "Bố là Cá đẹp"
Rau "chết"
Cả nhà phóng thích cho mẹ một bữa không phải nấu cơm mà đi ăn bún chả - món khoái khẩu của cả 4 người. Mẹ và Ben cùng ăn một suất, mẹ vừa ăn vừa bón cho Ben. Thấy mẹ ăn rau sống, Ben mon men cầm tay vào rổ rau trước mặt.
Mẹ bảo: "Rau "sống" đấy, con không ăn được đâu"
Nói rồi mẹ xúc cho Ben một thìa bún kèm nước và ... kèm một tí tẹo lá kinh giới. Mẹ nhìn thấy rồi nhưng nghĩ có một tí tẹo lại là rau kinh giới thì ăn cho mát.
Ben nhai nhai, nhằn nhằn và ngước lên hỏi mẹ: "Mẹ ơi, con ăn rau "chết" há mẹ?"
Mẹ bảo: "Rau "sống" đấy, con không ăn được đâu"
Nói rồi mẹ xúc cho Ben một thìa bún kèm nước và ... kèm một tí tẹo lá kinh giới. Mẹ nhìn thấy rồi nhưng nghĩ có một tí tẹo lại là rau kinh giới thì ăn cho mát.
Ben nhai nhai, nhằn nhằn và ngước lên hỏi mẹ: "Mẹ ơi, con ăn rau "chết" há mẹ?"
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011
Con đã lớn rồi!
Trường thông báo đến nhận lớp, nhận cô.
Mẹ và con đến trường, mẹ thì bồi hồi nhớ lại cách đây 29 năm, cũng ngôi trường này mẹ cắp sách đến trường, còn con, mẹ đoán là con hồi hộp và lạ lẫm lắm!
Mẹ dẫn con đến lớp 1C, cô giáo đã đứng đợi trong lớp, các bạn đến chưa đủ, con ngập ngừng, mẹ phải nhắc con đi vào lớp và ngồi vào bàn đi nhé.
Cậu con trai cao lớn, chắc khỏe nhưng đối với mẹ, con vẫn bé bỏng lắm. Con vào dẫy bàn bên trong, ngồi vào bàn thứ 4 và quay ra nhìn mẹ. Mẹ mỉm cười để con yên tâm, mẹ mong luôn ở bên con.
Lớp của con có 58 bạn, đông quá nhỉ! Cửa lớp có nhiều bố, mẹ, ông bà đưa các bạn đến lớp nên mẹ đứng lùi ra xa chút nhưng mẹ vẫn nhìn thấy con. Mỗi khi nhìn vào, mẹ lại thấy ánh mắt của con nhìn ra cửa, cứ như con không tập trung nghe cô nói vậy.
Rồi thời gian làm quen với cô giáo, làm quen với cách ngồi và cách chào cô cũng qua. Cô giáo dặn dò và chào các con. Giữa đám đông các con chen nhau chạy ra cửa, mẹ gọi tên con mấy lần con mới nghe thấy vì đông quá. Ánh mắt ngơ ngác, dáo dác tìm mẹ. Cảm xúc trào dâng, mẹ chỉ muốn chạy lại ôm con thật chặt! Con nói con toàn nhìn ra cửa tìm mẹ, con chỉ sợ mẹ đi mất. Con trai ơi, con đã lớn rồi đấy, học sinh lớp 1 rồi đấy. Hãy vững bước con nhé! Bố mẹ luôn bên con.
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011
English - first words
Cùng học Thực hành Hoa Hồng nhưng lớp Ben là lớp edu nên khác lớp anh Bin. Lần đầu tiên, cô phản hồi về Ben ở lớp: TM nghịch lắm, chạy khắp nơi, thày giáo người nước ngoài cũng không sợ! Nghe thế, mẹ mới chợt nhớ ra là Ben được học cả Tiếng Anh nữa.
Một hôm, mẹ hỏi Ben là ở lớp, con có học Tiếng Anh không? Ben bảo là không ạ. Hic, mẹ biết là con trai mẹ mải chơi và cũng chưa quen môi trường mẫu giáo nên vẫn vô tổ chức, mải chơi đây mà.
Một hôm khác, mẹ hỏi Ben: Hôm nay, con có học Tiếng Anh ở lớp không? Con có gặp thày giáo "Tây" không? Ben trả lời rằng "c(h)ó", mẹ mừng quá và hỏi tiếp: Con học từ gì rồi nào, Ben nói cho mẹ học với nhé? Ben làm một tràng thế này (có giai điệu của một bài hát):
Hello! How are you? Hello! How are you? Hello! How are you?
I am great, I am fine, I am OK, I am wonderful today!
Ben vừa hát vừa làm điệu bộ rất ngộ nghĩnh, khuôn mặt rất phấn khởi. Mẹ nghe mà vui trào nước mắt. Ôi, con trai bé bỏng của tôi!
Sau hôm đó, mỗi khi có bài Tiếng Anh ở lớp là cô lại gửi cho Ben mang về một tờ tranh có hướng dẫn cách cho con học Tiếng Anh ở nhà, mẹ và Ben rất hào hứng học Tiếng Anh nhé.
Một hôm, mẹ hỏi Ben là ở lớp, con có học Tiếng Anh không? Ben bảo là không ạ. Hic, mẹ biết là con trai mẹ mải chơi và cũng chưa quen môi trường mẫu giáo nên vẫn vô tổ chức, mải chơi đây mà.
Một hôm khác, mẹ hỏi Ben: Hôm nay, con có học Tiếng Anh ở lớp không? Con có gặp thày giáo "Tây" không? Ben trả lời rằng "c(h)ó", mẹ mừng quá và hỏi tiếp: Con học từ gì rồi nào, Ben nói cho mẹ học với nhé? Ben làm một tràng thế này (có giai điệu của một bài hát):
Hello! How are you? Hello! How are you? Hello! How are you?
I am great, I am fine, I am OK, I am wonderful today!
Ben vừa hát vừa làm điệu bộ rất ngộ nghĩnh, khuôn mặt rất phấn khởi. Mẹ nghe mà vui trào nước mắt. Ôi, con trai bé bỏng của tôi!
Sau hôm đó, mỗi khi có bài Tiếng Anh ở lớp là cô lại gửi cho Ben mang về một tờ tranh có hướng dẫn cách cho con học Tiếng Anh ở nhà, mẹ và Ben rất hào hứng học Tiếng Anh nhé.
12 cách nói để bé nghe lời
Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Cách bạn giao tiếp với con cũng chính là thói quen bé dùng để nói chuyện với người khác.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dạy con biết vâng lời:
1. "Khi nào... thì"
“Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”. Từ “khi nào” ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ “nếu”.
2. "Chân trước, miệng sau"
Thay vì đứng ở xa, hét lên: “Tắt tivi đi Bom, đến giờ cơm rồi”, bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Được mẹ tâm lý sẽ giúp bé thích làm theo yêu cầu của mẹ mà ít chống đối hơn.
1. "Khi nào... thì"
“Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”. Từ “khi nào” ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ “nếu”.
2. "Chân trước, miệng sau"
Thay vì đứng ở xa, hét lên: “Tắt tivi đi Bom, đến giờ cơm rồi”, bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Được mẹ tâm lý sẽ giúp bé thích làm theo yêu cầu của mẹ mà ít chống đối hơn.
3. Hãy cho bé lựa chọn
“Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước” hoặc “Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?”.
4. Đừng hỏi khó
Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Hãy xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Ví dụ, lỗi phổ biến của cha mẹ là hỏi bé 3 tuổi: “Sao con làm thế?” (đôi khi người lớn còn không thể biết vì sao). Thay vào đó, hãy hỏi: “Kể cho mẹ xem con đã làm gì?”.
5. Trực tiếp
Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ.
6. Gọi tên
Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên; chẳng hạn: “Tina, lấy hộ mẹ cái cốc”.
7. Nguyên tắc từng câu một
Nghĩa là bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Bạn càng “dông dài” với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng “giả điếc”. Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện.
8. Hãy đơn giản
Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.
9. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ
Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.
10. Đưa lợi ích để bé không từ chối
Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: “Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi” thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn. Đó là lý do bé không muốn từ chối mẹ.
11. Hãy tích cực
Thay vì nói: “Không làm ồn ở đây”, bạn có thể gợi ý: “Con hãy về phòng mình vui chơi đi”.
12. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"
Thay vì “Bỏ con dao xuống”, hãy nói “Mẹ muốn con bỏ dao xuống”; thay vì: “Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.
Viet Bao (Theo M&B)
Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011
Lủi thủi
Mẹ bảo: "Ben sang bà Bắc chơi mấy hôm các cô giáo "đi công tác" nhé" rồi đinh ninh rằng Ben sẽ chối như mọi lần "Ben không sang bà Bắc đâu, Ben đi học cơ" nhưng Ben lại đồng ý sang bà Bắc trong sự ngạc nhiên của mẹ.
Gửi bà Bắc từ khi tròn 1 tuổi, Ben đã quen với nếp ăn ở nhà bà Bắc. Thời gian trước khi đi học mẫu giáo, Ben nghịch quá nên chắc là bị bà và bác mắng, cu cậu không thích đến nhà bà Bắc nữa. Cũng may, đã đến lúc Ben phải đi học mẫu giáo, xin học khó khăn, mẹ tính nếu năm nay không xin được học cho Ben thì ở HH thì vẫn gửi Ben ở nhà bà Bắc, may mà cũng xin được cho Ben đi học. Dạo đầu, Ben chưa quen cô, chưa quen lớp và các bạn, lại quen thói bắt nạt anh Bin và mọi người như ở nhà nên chắc Ben cũng bị cô nhắc nhở nhiều. Cậu chán đi lớp! Mặc dù vậy, Ben vẫn lựa chọn đi học mỗi khi mẹ bảo nếu Ben không đi học thì mẹ lại gửi Ben ở nhà bà Bắc.
Lẽ ra, nghỉ hè một tuẩn, Ben sẽ được sang ông bà ngoại chơi nhưng mẹ không muốn Ben sang ông bà vì anh Bin cũng ở bên đó, và khi nào có hai anh em là y như rằng ầm ĩ vì tranh đồ chơi, khóc lóc ăn vạ. Kể mà con không bắt nạt anh và anh Bin biết chơi với em thì đã khác nhỉ. Nghĩ đến đó là mẹ lại ứa nước mắt. Hai đứa con, một đứa được sang ông bà ngoại, được chơi, được chiều còn một đứa lại đi gửi trẻ cứ như thể phân biệt chủng tộc ấy.
Sáng, mẹ đèo Ben đến bà Bắc, bác Tươi ra đón, Ben không khóc như mọi khi mà chào bác, quay ra chào mẹ, chào anh rồi lẩn vào bóng tối (ở ngoài sáng hơn trong nhà) như thể con chấp nhận cái chuyện không công bằng đó. Mẹ cứ hay nghĩ, phải không? Con có nghĩ gì đâu, chỉ có mẹ cứ nghĩ mọi chuyện phức tạp lên thôi mà. Nhìn dáng người nhỏ bé, im lặng, lủi thủi của con mà mẹ thương con quá! Con ngoan nhé, chiều mẹ đón con! Yêu con nhiều!
Gửi bà Bắc từ khi tròn 1 tuổi, Ben đã quen với nếp ăn ở nhà bà Bắc. Thời gian trước khi đi học mẫu giáo, Ben nghịch quá nên chắc là bị bà và bác mắng, cu cậu không thích đến nhà bà Bắc nữa. Cũng may, đã đến lúc Ben phải đi học mẫu giáo, xin học khó khăn, mẹ tính nếu năm nay không xin được học cho Ben thì ở HH thì vẫn gửi Ben ở nhà bà Bắc, may mà cũng xin được cho Ben đi học. Dạo đầu, Ben chưa quen cô, chưa quen lớp và các bạn, lại quen thói bắt nạt anh Bin và mọi người như ở nhà nên chắc Ben cũng bị cô nhắc nhở nhiều. Cậu chán đi lớp! Mặc dù vậy, Ben vẫn lựa chọn đi học mỗi khi mẹ bảo nếu Ben không đi học thì mẹ lại gửi Ben ở nhà bà Bắc.
Lẽ ra, nghỉ hè một tuẩn, Ben sẽ được sang ông bà ngoại chơi nhưng mẹ không muốn Ben sang ông bà vì anh Bin cũng ở bên đó, và khi nào có hai anh em là y như rằng ầm ĩ vì tranh đồ chơi, khóc lóc ăn vạ. Kể mà con không bắt nạt anh và anh Bin biết chơi với em thì đã khác nhỉ. Nghĩ đến đó là mẹ lại ứa nước mắt. Hai đứa con, một đứa được sang ông bà ngoại, được chơi, được chiều còn một đứa lại đi gửi trẻ cứ như thể phân biệt chủng tộc ấy.
Sáng, mẹ đèo Ben đến bà Bắc, bác Tươi ra đón, Ben không khóc như mọi khi mà chào bác, quay ra chào mẹ, chào anh rồi lẩn vào bóng tối (ở ngoài sáng hơn trong nhà) như thể con chấp nhận cái chuyện không công bằng đó. Mẹ cứ hay nghĩ, phải không? Con có nghĩ gì đâu, chỉ có mẹ cứ nghĩ mọi chuyện phức tạp lên thôi mà. Nhìn dáng người nhỏ bé, im lặng, lủi thủi của con mà mẹ thương con quá! Con ngoan nhé, chiều mẹ đón con! Yêu con nhiều!
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011
Mẹ đừng buồn nhé, Ben ngoan rồi
Có một hôm, Ben dậy rất sớm. Ben gọi: "Bố ơi, sáng rồi, bố dậy đi", bố thấy vẫn sớm nên bố... ngủ tiếp. Ben gọi: "Mẹ ơi, mẹ dậy đi" và Ben lồm cồm bò dậy. Mặc dù còn sớm và vẫn buồn ngủ nhưng mẹ cũng dậy cùng Ben.
Mẹ ngồi trên bệ cửa sổ và uể oải như còn muốn ngủ tiếp, các cơn ngáp kéo đến làm nước mắt mẹ chảy ra. Mẹ chưa kịp lau mắt thì Ben nhìn thấy, Ben nhìn vào mắt mẹ, nhìn vào giọt nước mắt và hỏi: "Mẹ ơi, mẹ khóc à?" Mẹ bất ngờ chưa biết giải thích sao cho Ben vì chẳng lẽ lại nói là mẹ ngáp nên có nước mắt??? Ben lấy tay lau nước mắt cho mẹ, đôi mắt nhìn mẹ đầy trìu mến và nói: "Mẹ đừng buồn nhé, Ben ngoan rồi". Mẹ xúc động và ôm Ben vào lòng. Ôi, con trai của tôi!
Mẹ ngồi trên bệ cửa sổ và uể oải như còn muốn ngủ tiếp, các cơn ngáp kéo đến làm nước mắt mẹ chảy ra. Mẹ chưa kịp lau mắt thì Ben nhìn thấy, Ben nhìn vào mắt mẹ, nhìn vào giọt nước mắt và hỏi: "Mẹ ơi, mẹ khóc à?" Mẹ bất ngờ chưa biết giải thích sao cho Ben vì chẳng lẽ lại nói là mẹ ngáp nên có nước mắt??? Ben lấy tay lau nước mắt cho mẹ, đôi mắt nhìn mẹ đầy trìu mến và nói: "Mẹ đừng buồn nhé, Ben ngoan rồi". Mẹ xúc động và ôm Ben vào lòng. Ôi, con trai của tôi!
Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011
Ben đi học
Sau nhiều ngày mong đợi "Ben đi học trường anh Bin", sáng nay, mẹ chuẩn bị ba lô, biển tên gài vào ba lô và hai bộ quần áo cho Ben đi học. Ben bảo mẹ cho con đi học, con không đi bà Bắc đâu, mẹ nhé?
Mẹ và Ben lên xe và vi vu đến trường. Trên đường đi, Ben ngó bên này, ngó bên kia nhìn đoàn người đi làm, đi học đông thế! Cu cậu khoái lắm nên cứ nhìn nhìn, ngó ngó mọi thứ trên đường đi.
Đi đường, mẹ chỉ lo đến lớp, các bạn khóc nhè thì Ben cũng khóc theo. Vậy mà, đến cửa lớp, Ben đòi chạy ngay vào lớp, mẹ đề nghị Ben đứng lại để mẹ chụp hình, Ben còn đứng tạo dáng bên thềm lớp, thật là chán cái máy ảnh bị hỏng rồi, mẹ cố gắng cũng không thể chụp hình kỷ niệm cho Ben. Thôi đành vậy!
Mẹ bế Ben tìm tủ có tên PTM, mẹ để ba lô và cả dép của Ben vào đó, mẹ dặn Ben đấy là tủ của con nhé. Trong lớp, các bạn khóc như ri, mẹ vẫn lo lắng Ben sẽ khóc khi thấy các bạn khóc, con vẫn xông vào lớp. Cô giáo chặn cửa vì sợ các bạn khác chạy ra theo bố mẹ, cô đưa cho mẹ cái bảng có in sẵn tên và số thứ tự, mẹ tìm tên và dán vào áo cho Ben. Ben lại còn đề nghị mẹ dán thêm bên kia cho "giống chú bộ đội", may quá, mẹ thấy có mấy cái ô trống, không ghi gì, chắc thừa đây, mẹ bóc thêm 1 cái, dán vào bên kia làm Ben khoái chí lắm!
Cuối cùng thì Ben cũng vào lớp, mẹ chỉ kịp nghe thấy cô giáo dặn: "chị phải chấp nhận cháu sẽ khóc 1 tuần đấy nhé". Mẹ vâng 1 tiếng và không nhìn thấy gì bên trong nữa, chỉ có tiếng các bạn khóc.
Định nấn ná xem Ben thế nào, có khóc nhè không nhưng chắc không được vì như thế sẽ làm cho các bạn khóc nhiều đấy. Mẹ sẽ gọi cho cô Yến, nhờ cô chạy xuống xem con đi học buổi đầu tiên thế nào vậy nhé.
Chúc cu Ben của mẹ đi học ngoan, không khóc nhè, không phá quấy!
Mẹ đã nhờ ông ngoại đón con sớm rồi kẻo ngày đầu tiên mà phải ở lại muộn thì tội lắm!
----------------------
Mẹ gọi điện hỏi thăm cô, cô bảo Ben chỉ khóc chút thôi.
Chiều về, Ben tè dầm ướt mất bộ quần áo ban sáng.
Mẹ hỏi: Mai Ben có đi học mẫu giáo không?
Ben trả lời: CÓ
Mẹ và Ben lên xe và vi vu đến trường. Trên đường đi, Ben ngó bên này, ngó bên kia nhìn đoàn người đi làm, đi học đông thế! Cu cậu khoái lắm nên cứ nhìn nhìn, ngó ngó mọi thứ trên đường đi.
Đi đường, mẹ chỉ lo đến lớp, các bạn khóc nhè thì Ben cũng khóc theo. Vậy mà, đến cửa lớp, Ben đòi chạy ngay vào lớp, mẹ đề nghị Ben đứng lại để mẹ chụp hình, Ben còn đứng tạo dáng bên thềm lớp, thật là chán cái máy ảnh bị hỏng rồi, mẹ cố gắng cũng không thể chụp hình kỷ niệm cho Ben. Thôi đành vậy!
Mẹ bế Ben tìm tủ có tên PTM, mẹ để ba lô và cả dép của Ben vào đó, mẹ dặn Ben đấy là tủ của con nhé. Trong lớp, các bạn khóc như ri, mẹ vẫn lo lắng Ben sẽ khóc khi thấy các bạn khóc, con vẫn xông vào lớp. Cô giáo chặn cửa vì sợ các bạn khác chạy ra theo bố mẹ, cô đưa cho mẹ cái bảng có in sẵn tên và số thứ tự, mẹ tìm tên và dán vào áo cho Ben. Ben lại còn đề nghị mẹ dán thêm bên kia cho "giống chú bộ đội", may quá, mẹ thấy có mấy cái ô trống, không ghi gì, chắc thừa đây, mẹ bóc thêm 1 cái, dán vào bên kia làm Ben khoái chí lắm!
Cuối cùng thì Ben cũng vào lớp, mẹ chỉ kịp nghe thấy cô giáo dặn: "chị phải chấp nhận cháu sẽ khóc 1 tuần đấy nhé". Mẹ vâng 1 tiếng và không nhìn thấy gì bên trong nữa, chỉ có tiếng các bạn khóc.
Định nấn ná xem Ben thế nào, có khóc nhè không nhưng chắc không được vì như thế sẽ làm cho các bạn khóc nhiều đấy. Mẹ sẽ gọi cho cô Yến, nhờ cô chạy xuống xem con đi học buổi đầu tiên thế nào vậy nhé.
Chúc cu Ben của mẹ đi học ngoan, không khóc nhè, không phá quấy!
Mẹ đã nhờ ông ngoại đón con sớm rồi kẻo ngày đầu tiên mà phải ở lại muộn thì tội lắm!
----------------------
Mẹ gọi điện hỏi thăm cô, cô bảo Ben chỉ khóc chút thôi.
Chiều về, Ben tè dầm ướt mất bộ quần áo ban sáng.
Mẹ hỏi: Mai Ben có đi học mẫu giáo không?
Ben trả lời: CÓ
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011
Ăn xin - Xin ăn
Ben rất hay đi ăn xin. Mỗi lần đi đâu, đến nhà ai hay chạy sang hàng xóm, Ben lại xin ăn bánh, ăn kẹo, ăn quả. Mẹ xấu hổ quá mà không làm gì được.
Sáng qua, mẹ cho Ben đi ăn sáng rồi đi uống Vitamin A. Mẹ lúi húi lấy tiền trả tiền quà, quay qua đã thấy Ben cầm nửa cái bắp ngô to đùng xin được của bác bán hoa gần đấy. Mẹ không biết làm sao đành quay lại xin và xin lỗi cùng cảm ơn bác rối rít. Chiều về, mẹ lúi húi nấu cơm, Ben chạy sang cô Vân chơi. Mẹ nấu cơm xong, ngó tìm Ben thì thấy cu cậu ngồi chễm chệ trên ghế nhà cô Vân và... đang gặm đùi vịt. Mẹ xấu hổ quá, gọi Ben về, yêu cầu Ben để miếng thịt lên bàn ăn, rửa tay và ra mẹ hỏi tội. Có vẻ như cu cậu biết lỗi nên xin lỗi mẹ rối rít. Mẹ nhắc lại cái tội xin ngô lúc sáng, Ben hứa không hư nữa. Mẹ tha tội và lấy cơm cho Ben ăn. Mẹ vẫn nghĩ như mọi hôm, nói thế rồi Ben quên luôn vì Ben còn bé mà. Nhưng không sao, mẹ sẽ dạy con dần dần nhé.
Lát sau, mẹ rửa bát, Ben lẻn đi chơi. Rửa bát xong, mẹ tìm Ben thì thấy con lại đang ngồi bên nhà cô Vân với cô giúp việc, tay đang cầm cái bánh gặm dở. Mẹ giận quá, gọi Ben về và yêu cầu Ben để lại cái bánh. Ben ngập ngừng nhưng cậu vẫn để lại cái bánh ăn dở trên bàn với sự luyến tiếc thể hiện rõ trên nét mặt, chạy về với mẹ trong tiếng mời ăn nốt của cô giúp việc. Mẹ khen Ben ngoan và nhắc nhở để củng cố thêm chuyện ăn xin khi chưa được sự đồng ý của bố mẹ là bé không ngoan.
Ben ngồi vắt vẻo trên cửa sổ xem chương trình thiếu nhi 1/6, cô Vân bế em Bi mang ra cho Ben 2 cái bánh kẹp kem (giống cái bánh khi nãy Ben ăn). Ben lắc đầu nói không, mẹ thì không để ý đến khi cô Vân nói là Ben cầm lấy đi thì mẹ mới ngẩng lên. Mẹ ngạc nhiên vì hành động đó của Ben. Con quay lại nhìn mẹ, thăm dò ý kiến. Mẹ cười và nói Ben xin cô Vân. Đến lúc đó, Ben mới chìa tay nhận 02 cái bánh và mồm nói "con xin cô Vân".
Mẹ mừng vui! Ben biết nghe lời rồi đấy. Ben ngoan!
Sáng qua, mẹ cho Ben đi ăn sáng rồi đi uống Vitamin A. Mẹ lúi húi lấy tiền trả tiền quà, quay qua đã thấy Ben cầm nửa cái bắp ngô to đùng xin được của bác bán hoa gần đấy. Mẹ không biết làm sao đành quay lại xin và xin lỗi cùng cảm ơn bác rối rít. Chiều về, mẹ lúi húi nấu cơm, Ben chạy sang cô Vân chơi. Mẹ nấu cơm xong, ngó tìm Ben thì thấy cu cậu ngồi chễm chệ trên ghế nhà cô Vân và... đang gặm đùi vịt. Mẹ xấu hổ quá, gọi Ben về, yêu cầu Ben để miếng thịt lên bàn ăn, rửa tay và ra mẹ hỏi tội. Có vẻ như cu cậu biết lỗi nên xin lỗi mẹ rối rít. Mẹ nhắc lại cái tội xin ngô lúc sáng, Ben hứa không hư nữa. Mẹ tha tội và lấy cơm cho Ben ăn. Mẹ vẫn nghĩ như mọi hôm, nói thế rồi Ben quên luôn vì Ben còn bé mà. Nhưng không sao, mẹ sẽ dạy con dần dần nhé.
Lát sau, mẹ rửa bát, Ben lẻn đi chơi. Rửa bát xong, mẹ tìm Ben thì thấy con lại đang ngồi bên nhà cô Vân với cô giúp việc, tay đang cầm cái bánh gặm dở. Mẹ giận quá, gọi Ben về và yêu cầu Ben để lại cái bánh. Ben ngập ngừng nhưng cậu vẫn để lại cái bánh ăn dở trên bàn với sự luyến tiếc thể hiện rõ trên nét mặt, chạy về với mẹ trong tiếng mời ăn nốt của cô giúp việc. Mẹ khen Ben ngoan và nhắc nhở để củng cố thêm chuyện ăn xin khi chưa được sự đồng ý của bố mẹ là bé không ngoan.
Ben ngồi vắt vẻo trên cửa sổ xem chương trình thiếu nhi 1/6, cô Vân bế em Bi mang ra cho Ben 2 cái bánh kẹp kem (giống cái bánh khi nãy Ben ăn). Ben lắc đầu nói không, mẹ thì không để ý đến khi cô Vân nói là Ben cầm lấy đi thì mẹ mới ngẩng lên. Mẹ ngạc nhiên vì hành động đó của Ben. Con quay lại nhìn mẹ, thăm dò ý kiến. Mẹ cười và nói Ben xin cô Vân. Đến lúc đó, Ben mới chìa tay nhận 02 cái bánh và mồm nói "con xin cô Vân".
Mẹ mừng vui! Ben biết nghe lời rồi đấy. Ben ngoan!
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011
Tết thiếu nhi
Sáng nay, đến cơ quan là mẹ gọi điện ngay cho Bin (Bin đang ở nhà ông bà ngoại vì Bin Tốt nghiệp MG rồi). Mẹ chúc Bin ngoan, học giỏi và nói rằng bố mẹ tặng con (và cả em Ben nữa nhé) cái xe scooter mà con vẫn thích. Mong con biết chơi ngoan và biết chia sẻ đồ chơi cũng như nhiều thứ khác trong cuộc sống với em Ben, con nhé.
Xe của Bin tương tự như xe này nè:
Xe của Bin tương tự như xe này nè:
Nhớ dạo con 2 tuổi, cũng 1/6, bố mẹ mua tặng con chiếc xe đạp 2 bánh có 2 bánh phụ.
Mỗi ngày nghỉ con lại được tập xe. Cho đến hè năm ngoái, hè 2010 con mới mạnh dạn tập đi 2 bánh đó. Nhìn cu cậu cao ngồng đi cái xe mà bùn cười. Giờ có xe này rồi, con nhường xe 2 bánh cho em Ben. Con luôn được bố mẹ sắm cho nhiều thứ mới, còn em Ben thì sẽ thường được dùng lại của con. Không phải bố mẹ yêu ai hơn ai mà mong muốn có sự trật tự trong mối quan hệ anh em. Con tập cái mới rồi khi em Ben đến tuổi, con lại hướng dẫn cho em làm quen, con nhé.
Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011
Bin tốt nghiệp mẫu giáo thực hành Hoa hồng
Thế là 4 năm học tại Trường Hoa hồng đã qua. Hôm nay, Bin học buổi cuối cùng rồi chia tay cô giáo, chia tay bạn bè và các lớp học thân quen của Hoa hồng. Mẹ không biết con có cảm giác gì không chứ mẹ thì cảm thấy luyến lưu, bồi hồi lắm. Con ra trường nhưng mẹ vẫn được đến trường nhưng cùng với em Ben. Mẹ hy vọng, em Ben cũng yêu trường như con đã từng yêu.
Điểm lại 4 năm học của Bin tại Mẫu giáo bé 7A, Mẫu giáo nhỡ 8A nhé.
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011
Bài hát: Chị ong nâu và em bé
Tối qua, lúc ăn cơm, Ben vừa ăn vừa hát:
nhưng mà em đã thấy chị bay
Bé ngoan của chị ơi
Hôm nay, trời nắng tươi
Chị bay đi tìm nhụy
Làm mật ong nuôi
Ben chỉ hát có thế nhưng lặp đi lặp lại một cách rất hào hứng và như thể bài hát chỉ có vậy. Nực cười cu cậu, chắc bà Bắc dạy Ben hát nhưng Ben chỉ nhớ được thế nên hát vậy. Nhìn con hào hứng hát mà cả nhà thấy vui ghê!
Bài hát đầy đủ đây nhé: Chị ong nâu và em bé
nhưng mà em đã thấy chị bay
Bé ngoan của chị ơi
Hôm nay, trời nắng tươi
Chị bay đi tìm nhụy
Làm mật ong nuôi
Ben chỉ hát có thế nhưng lặp đi lặp lại một cách rất hào hứng và như thể bài hát chỉ có vậy. Nực cười cu cậu, chắc bà Bắc dạy Ben hát nhưng Ben chỉ nhớ được thế nên hát vậy. Nhìn con hào hứng hát mà cả nhà thấy vui ghê!
Bài hát đầy đủ đây nhé: Chị ong nâu và em bé
Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011
Tâm như thủy
Đáng lẽ ra, khi tạo blog mình phải post bài này vì đó chính là tựa đề của blog. Lấn bấn mãi, hôm nay, mình copy lên đây bài viết của chị PL mà lâu rồi mình được đọc mặc dù biết chị trước khi biết đến bài này. Cảm ơn chị!
Tâm như thủy
Cách đây hai năm vào ngày sinh nhật, chị nhận được một món quà từ một người bạn ở Hà Nội, một món quà mà khi mở ra chị bất ngờ quá đỗi, chỉ là ba chữ hán viết trên một tấm giấy dó giản dị: Tâm như thuỷ, với lời đề tặng:
“Tặng cho em ba chữ để tự khuyên mình. Cho dù ở hoàn cảnh nào, cho dù gặp phải bất cứ điều gì em hãy cố giữ lòng mình được thanh thản, yên tĩnh, nhẹ nhàng, trong trẻo như làn nước. Tất cả rồi cũng sẽ qua đi, như có, như không, như vui, như buồn.Tất cả đều có ý nghĩa và tất cả cũng đều vô nghĩa. Giữ lại là có, trôi đi là không. Chẳng cần vướng bận điều gì.”
Vậy là đã hơn hai năm rồi, hơn hai năm chị cố làm theo lời khuyên này, thật là khó khăn để có thể làm cho tâm hồn mình được nhẹ nhàng, thanh thản, trong trẻo như một làn nước trước những khó khăn, đau khổ mà ta gặp trong cuộc sống. Có những khi chị tưởng mình phải bỏ cuộc, có những khi chị cứ cố giữ trong lòng mình những điều phiền muộn để rồi phải đau khổ vì chúng.Nhiều khi chị tự làm khổ mình vì những điều đã trôi đi rất xa, vì những người không xứng đáng với tình cảm của chị và biết bao những giọt nước mắt đã rơi trong những đêm mất ngủ.
Nhưng rồi thời gian trôi qua, chị nghiệm ra rằng mọi nỗi buồn mà ta gặp trong đời sẽ mãi mãi làm ta đau khổ nếu ta cứ nhìn vào nó để mà sống, nhưng nếu ta để cho nó qua đi và không bận tâm đến nó nữa, coi như nó chỉ là một cái vấp trên con đường thênh thang mà ta bước, một áng mây đen vụt bay qua trên bầu trời tươi sáng thì ta sẽ dễ dàng vượt qua mọi đau khổ và mỉm cười với cuộc sống còn quá nhiều khó khăn trước mặt.
Trôi qua là hết, hãy để cho mọi nỗi buồn của em trôi qua, đừng giữ lại, đừng để cho nó làm em phải mệt mỏi, phải khổ sở nữa. Nếu như vì một lí do gì đó mà một người em yêu thương bỏ em để ra đi thì cũng đừng vì thế mà rơi tõm vào đau buồn và u uất, tất cả đều có thể xẩy ra, hôm nay là như vậy, nhưng ngày mai lại khác đi mất rồi,người ta vẫn sai lầm nhưng cũng có thể sửa chữa sai lầm một khi người ta vẫn sống và còn thời gian, còn nghị lực và niềm tin yêu vào cuộc sống, vào tình người.
Sống trên cuộc đời ai chẳng muốn mình được hạnh phúc, ai chẳng muốn được mãi mãi bên cạnh những người mình yêu thương và tình yêu là điều mà ai cũng mong ước có được, nhưng cuộc sống bắt buộc ta phải sống hết mình với nó, trải qua những khó khăn và thử thách, chịu đựng những đổ vỡ và mất mát, nước mắt và nụ cười đan xen. Và chị,và em,và tất cả mọi người ai cũng đều phải tranh đấu để vươn lên và vượt qua mọi đau khổ để sống, để mang tới cho mình và người mình yêu thương những niềm hạnh phúc.
Không có một công thức chung cho tất cả mọi người để đạt được một cuộc sống hạnh phúc và vì thế trong mỗi hoàn cảnh người ta phải biết cách vượt lên, biết cách đi qua những đau khổ và đừng bao giờ chờ đợi ai giúp đỡ, thương yêu mình khi chính mình không muốn giúp mình, không biết thương yêu bản thân.
Chị không muốn em đọc bài viết này như đọc một bài học trong sách giáo khoa, giáo điều và cứng nhắc, em hãy đọc nó như đọc một lời tâm sự của người đi trước, chị chỉ là một người đi trước và muốn chia sẻ với em những gì mà chị đã trải nghiệm, bởi vì chị cũng giống em thôi, cũng từng là một cô gái yếu mềm và dễ vỡ…
Có người hỏi chị: làm sao để có thể mỉm cười tươi tắn như thế, làm sao để có thể đi qua mọi nỗi buồn mà không cho nó để lại dấu ấn gì trên khuôn mặt mình, làm sao để có thể rộn ràng như là hoa và nắng luôn tràn ngập trong tim?Làm sao…?Làm sao… ? Hãy làm tâm hồn ta trong trẻo như nước thì sẽ được như thế, luôn luôn là thế.
Vô ảnh thường giao tâm tựa thuỷ
Hữu ngôn tự giác khí như sương.
Tâm như thủy
Cách đây hai năm vào ngày sinh nhật, chị nhận được một món quà từ một người bạn ở Hà Nội, một món quà mà khi mở ra chị bất ngờ quá đỗi, chỉ là ba chữ hán viết trên một tấm giấy dó giản dị: Tâm như thuỷ, với lời đề tặng:
“Tặng cho em ba chữ để tự khuyên mình. Cho dù ở hoàn cảnh nào, cho dù gặp phải bất cứ điều gì em hãy cố giữ lòng mình được thanh thản, yên tĩnh, nhẹ nhàng, trong trẻo như làn nước. Tất cả rồi cũng sẽ qua đi, như có, như không, như vui, như buồn.Tất cả đều có ý nghĩa và tất cả cũng đều vô nghĩa. Giữ lại là có, trôi đi là không. Chẳng cần vướng bận điều gì.”
Vậy là đã hơn hai năm rồi, hơn hai năm chị cố làm theo lời khuyên này, thật là khó khăn để có thể làm cho tâm hồn mình được nhẹ nhàng, thanh thản, trong trẻo như một làn nước trước những khó khăn, đau khổ mà ta gặp trong cuộc sống. Có những khi chị tưởng mình phải bỏ cuộc, có những khi chị cứ cố giữ trong lòng mình những điều phiền muộn để rồi phải đau khổ vì chúng.Nhiều khi chị tự làm khổ mình vì những điều đã trôi đi rất xa, vì những người không xứng đáng với tình cảm của chị và biết bao những giọt nước mắt đã rơi trong những đêm mất ngủ.
Nhưng rồi thời gian trôi qua, chị nghiệm ra rằng mọi nỗi buồn mà ta gặp trong đời sẽ mãi mãi làm ta đau khổ nếu ta cứ nhìn vào nó để mà sống, nhưng nếu ta để cho nó qua đi và không bận tâm đến nó nữa, coi như nó chỉ là một cái vấp trên con đường thênh thang mà ta bước, một áng mây đen vụt bay qua trên bầu trời tươi sáng thì ta sẽ dễ dàng vượt qua mọi đau khổ và mỉm cười với cuộc sống còn quá nhiều khó khăn trước mặt.
Trôi qua là hết, hãy để cho mọi nỗi buồn của em trôi qua, đừng giữ lại, đừng để cho nó làm em phải mệt mỏi, phải khổ sở nữa. Nếu như vì một lí do gì đó mà một người em yêu thương bỏ em để ra đi thì cũng đừng vì thế mà rơi tõm vào đau buồn và u uất, tất cả đều có thể xẩy ra, hôm nay là như vậy, nhưng ngày mai lại khác đi mất rồi,người ta vẫn sai lầm nhưng cũng có thể sửa chữa sai lầm một khi người ta vẫn sống và còn thời gian, còn nghị lực và niềm tin yêu vào cuộc sống, vào tình người.
Sống trên cuộc đời ai chẳng muốn mình được hạnh phúc, ai chẳng muốn được mãi mãi bên cạnh những người mình yêu thương và tình yêu là điều mà ai cũng mong ước có được, nhưng cuộc sống bắt buộc ta phải sống hết mình với nó, trải qua những khó khăn và thử thách, chịu đựng những đổ vỡ và mất mát, nước mắt và nụ cười đan xen. Và chị,và em,và tất cả mọi người ai cũng đều phải tranh đấu để vươn lên và vượt qua mọi đau khổ để sống, để mang tới cho mình và người mình yêu thương những niềm hạnh phúc.
Không có một công thức chung cho tất cả mọi người để đạt được một cuộc sống hạnh phúc và vì thế trong mỗi hoàn cảnh người ta phải biết cách vượt lên, biết cách đi qua những đau khổ và đừng bao giờ chờ đợi ai giúp đỡ, thương yêu mình khi chính mình không muốn giúp mình, không biết thương yêu bản thân.
Chị không muốn em đọc bài viết này như đọc một bài học trong sách giáo khoa, giáo điều và cứng nhắc, em hãy đọc nó như đọc một lời tâm sự của người đi trước, chị chỉ là một người đi trước và muốn chia sẻ với em những gì mà chị đã trải nghiệm, bởi vì chị cũng giống em thôi, cũng từng là một cô gái yếu mềm và dễ vỡ…
Có người hỏi chị: làm sao để có thể mỉm cười tươi tắn như thế, làm sao để có thể đi qua mọi nỗi buồn mà không cho nó để lại dấu ấn gì trên khuôn mặt mình, làm sao để có thể rộn ràng như là hoa và nắng luôn tràn ngập trong tim?Làm sao…?Làm sao… ? Hãy làm tâm hồn ta trong trẻo như nước thì sẽ được như thế, luôn luôn là thế.
Vô ảnh thường giao tâm tựa thuỷ
Hữu ngôn tự giác khí như sương.
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011
Lan cua/Tiểu quỳnh
Hai thái cực tình cảm đến với mình, thời gian vui thì ngắn ngủi và thời gian buồn thì kéo dài đến bây giờ vì... mình dốt. Hic!
Mình có một món quà vất ngờ từ người bạn lớn ở TSV: Một cây tiểu quỳnh được ghép vào nhánh thanh long đầy sức sống. Nhận được quà, mình vui mừng khôn xiết, em nó còn kịp thời nở 1 bông cuối cùng đánh dấu niềm vui.
Sau vài ngày hoa tàn, mình thấy một số cành bị rụng xuống, đinh ninh là do chuột chạy qua nên bị gãy nên mình xoay ra để mấy chỗ an toàn hơn.
Sau một thời gian, tiểu quỳnh có vẻ yên ổn và ra mầm mới. Mình vui mừng chắc mẩm là em đã thích nghi với khí hậu. Rồi một hôm, một cành to bự bị rụng, buồn quá mà không hiểu nguyên nhân. Mình đổ lỗi cho chuột chạy qua làm gãy cành. Rồi một ngày, mình đọc bài trong-cay-mong-nuoc-bang-gi của cô HX, giật mình và mình hiểu ra rằng mình đã đối xử với mấy em bỏng hoa màu hồng và tiểu quỳnh thật tồi tệ!
Kiểm tra Tiểu quỳnh thì ôi thôi, chính xác là bị úng rồi, úng từ thân thanh long ghép tiểu quỳnh vào. Hic, đau lòng quá. Gói ghém em vào xỉ than hòng hút hết nước rồi mình sẽ trồng em í vào vụn gạch. Hy vọng em í ở lại với mình.
Mình có một món quà vất ngờ từ người bạn lớn ở TSV: Một cây tiểu quỳnh được ghép vào nhánh thanh long đầy sức sống. Nhận được quà, mình vui mừng khôn xiết, em nó còn kịp thời nở 1 bông cuối cùng đánh dấu niềm vui.
Sau vài ngày hoa tàn, mình thấy một số cành bị rụng xuống, đinh ninh là do chuột chạy qua nên bị gãy nên mình xoay ra để mấy chỗ an toàn hơn.
Sau một thời gian, tiểu quỳnh có vẻ yên ổn và ra mầm mới. Mình vui mừng chắc mẩm là em đã thích nghi với khí hậu. Rồi một hôm, một cành to bự bị rụng, buồn quá mà không hiểu nguyên nhân. Mình đổ lỗi cho chuột chạy qua làm gãy cành. Rồi một ngày, mình đọc bài trong-cay-mong-nuoc-bang-gi của cô HX, giật mình và mình hiểu ra rằng mình đã đối xử với mấy em bỏng hoa màu hồng và tiểu quỳnh thật tồi tệ!
Kiểm tra Tiểu quỳnh thì ôi thôi, chính xác là bị úng rồi, úng từ thân thanh long ghép tiểu quỳnh vào. Hic, đau lòng quá. Gói ghém em vào xỉ than hòng hút hết nước rồi mình sẽ trồng em í vào vụn gạch. Hy vọng em í ở lại với mình.
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011
Ông và tôi
Bố: "Bác" đi mua chè đi rồi "bác" đến nhà tôi pha chè uống nhé.
Ben: Vâng, "tôi" đi mua chè đây.
Ben chạy ô tô đồ chơi về phía tủ, mở tủ và giả vờ lấy chè.
Ben: Chè đây rồi ạ. "Bác" cho "tôi" uống chè với nhé.
Lúc này, chắc cu cậu vẫn chưa phân biệt được lúc nào thì "bác", lúc nào thì "tôi":
Ben: "Tôi" ơi, "tôi" làm hộ "bác" cái này với.
(Nói rồi, Ben đưa đồ chơi cho bố nhờ chỉnh lại cho nó chạy được)
Cách chụp tấm ảnh hoa xuân đẹp nhất
Từ khi tập tành trồng cây, mình luôn muốn chụp được những bức hình hoa đẹp để khoe với mọi người. Khổ nỗi, trình chụp ảnh kém quá nên hình cũng không đẹp. May, vớ được bài này, mình lưu lại đây gặm nhấm dần vậy. Thanks Sư tỷ đã đưa mình đến bài này!
************
TTO - Để có thể chụp được một bức ảnh trong những ngày vui xuân thì tốt nhất vẫn là một máy chụp hình chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp (DSLR). Tuy nhiên bạn vẫn có thể chụp hoa với máy du lịch (Point and Shoot) hoặc ngay cả chiếc điện thoại di động với những lưu ý bên dưới đây.
Trước hết chúng ta hãy tưởng tượng bức hình chúng ta sẽ chụp và vị trí của hoa thế nào trong khung hình cho đẹp mắt nhất, ấn tượng nhất. Thông thường trên bức ảnh có những "đường mạnh" và "điểm mạnh", nghĩa là khi chúng ta đặt chủ thể vào đường mạnh hoặc điểm mạnh thì chủ thể sẽ được nổi bật hơn, tập trung hơn. Tuy nhiên cũng không nhất thiết phải tuân thủ một cách máy móc, miễn sao chúng ta cảm thấy thuận mắt là được.
Kế tiếp chúng ta nên chọn một hướng ánh sáng sao cho hoa được nổi bật. Có ba hướng ánh sáng chính là ánh sáng thuận (ánh sáng từ phía trước rọi tới hoa), ánh sáng nghịch (ánh sáng rọi từ sau của hoa) và ánh sáng xiên (ánh sang rọi từ bên trái hoặc bên phải của hoa). Thông thường khi chụp hoa nên chọn ánh sang xiên để hoa nổi khối nhất, chi tiết nhất. Khi chụp với ánh sáng nghịch sẽ tôn lên những đường gân của cánh hoa rất đẹp, tuy nhiên với ánh sáng nghịch thì hoa sẽ hơi tối nếu như chúng ta không có đèn flash để bù sáng vào vùng bị thiếu sáng.
Kế đến chúng ta quan sát để chọn một góc máy để có một bức hình ấn tượng, thể hiện được chi tiết của hoa, dáng của hoa. Và bây giờ chúng ta sẽ đưa máy lên, bố cục khung hình, lấy nét và chụp. Tuy nhiên cài đặt máy cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công của bức ảnh.
Đối với máy du lịch (Point and Shoot): chuyển sang chế độ chụp macro (ký hiệu hình cánh hoa tulip). Đối với máy chụp ảnh bán chuyên hoặc chuyên nghiệp (DSLR) thì nên chuyển qua chế độ A (Chế độ ưu tiên khẩu độ) hoặc M (chế độ manual).
Việc quan trọng để có một bức ảnh chụp hoa đẹp là hoa phải thể hiện được màu sắc trung thực, chi tiết và sắc nét. Những điều đó liên quan đến việc đo sáng đúng và lấy nét đúng.
Cách đo sáng khi chụp hoa: Chuyển sang chế độ đo sáng điểm. Ở máy DSLR hệ thống đo sáng làm việc để xác định cặp khẩu độ và tốc độ hợp lý để bức hình "đúng sáng". Đưa điểm đo sáng của máy vào nơi chúng ta muốn đủ sang
- Ở chế độ A: Bấm phím khóa sáng, bố cục khung hình, lấy nét và chụp.
- Ở chế độ M: Xác định cặp khẩu độ/ tốc độ sao cho vạch đo sang trên máy về 0, lấy nét và chụp.
Cách lấy nét khi chụp hoa: Chuyển sang chế độ lấy nét điểm. Chúng ta phải xác định điểm trên hoa cần rõ nét nhất, sau đó di chuyển điểm lấy nét vào đúng điểm cần rõ nét mong muốn, bấm nửa cò máy để máy lấy nét, vẫn giữ nửa cò máy, bố cục lại khung hình và chụp.
Những lưu ý khi chụp hoa
- Quan sát thật nhiều để chọn một cành hoa, một cánh hoa đẹp nhất trong một rừng hoa.
- Không nên chụp cả chùm hoa sẽ làm loãng tấm ảnh.
- Khi chụp hoa thì trên ảnh không chỉ thể hiện duy nhất hoa mà còn tất cả những gì phía sau của hoa (hậu cảnh) nên chúng ta chọn góc máy sao cho hậu cảnh càng đơn giản càng tốt, cũng không nên chọn hậu cảnh có màu sắc quá sặc sỡ đối với hoa.
- Nên chụp nhiều lần, nhiều góc độ khác nhau để có một bức ảnh ưng ý nhất.
- Nên chụp với chân máy để tránh run tay khi bấm máy, đồng thời lựa lúc yên gió để hoa không bị mất nét.
************
TTO - Để có thể chụp được một bức ảnh trong những ngày vui xuân thì tốt nhất vẫn là một máy chụp hình chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp (DSLR). Tuy nhiên bạn vẫn có thể chụp hoa với máy du lịch (Point and Shoot) hoặc ngay cả chiếc điện thoại di động với những lưu ý bên dưới đây.
Đặt hoa vào đường mạnh làm tập trung hướng nhìn vào hoa |
Kế đến chúng ta quan sát để chọn một góc máy để có một bức hình ấn tượng, thể hiện được chi tiết của hoa, dáng của hoa. Và bây giờ chúng ta sẽ đưa máy lên, bố cục khung hình, lấy nét và chụp. Tuy nhiên cài đặt máy cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công của bức ảnh.
Đối với máy du lịch (Point and Shoot): chuyển sang chế độ chụp macro (ký hiệu hình cánh hoa tulip). Đối với máy chụp ảnh bán chuyên hoặc chuyên nghiệp (DSLR) thì nên chuyển qua chế độ A (Chế độ ưu tiên khẩu độ) hoặc M (chế độ manual).
Việc quan trọng để có một bức ảnh chụp hoa đẹp là hoa phải thể hiện được màu sắc trung thực, chi tiết và sắc nét. Những điều đó liên quan đến việc đo sáng đúng và lấy nét đúng.
Cách đo sáng khi chụp hoa: Chuyển sang chế độ đo sáng điểm. Ở máy DSLR hệ thống đo sáng làm việc để xác định cặp khẩu độ và tốc độ hợp lý để bức hình "đúng sáng". Đưa điểm đo sáng của máy vào nơi chúng ta muốn đủ sang
- Ở chế độ A: Bấm phím khóa sáng, bố cục khung hình, lấy nét và chụp.
- Ở chế độ M: Xác định cặp khẩu độ/ tốc độ sao cho vạch đo sang trên máy về 0, lấy nét và chụp.
Cách lấy nét khi chụp hoa: Chuyển sang chế độ lấy nét điểm. Chúng ta phải xác định điểm trên hoa cần rõ nét nhất, sau đó di chuyển điểm lấy nét vào đúng điểm cần rõ nét mong muốn, bấm nửa cò máy để máy lấy nét, vẫn giữ nửa cò máy, bố cục lại khung hình và chụp.
Những lưu ý khi chụp hoa
- Quan sát thật nhiều để chọn một cành hoa, một cánh hoa đẹp nhất trong một rừng hoa.
- Không nên chụp cả chùm hoa sẽ làm loãng tấm ảnh.
- Khi chụp hoa thì trên ảnh không chỉ thể hiện duy nhất hoa mà còn tất cả những gì phía sau của hoa (hậu cảnh) nên chúng ta chọn góc máy sao cho hậu cảnh càng đơn giản càng tốt, cũng không nên chọn hậu cảnh có màu sắc quá sặc sỡ đối với hoa.
- Nên chụp nhiều lần, nhiều góc độ khác nhau để có một bức ảnh ưng ý nhất.
- Nên chụp với chân máy để tránh run tay khi bấm máy, đồng thời lựa lúc yên gió để hoa không bị mất nét.
Đặt hoa vào điểm mạnh |
Bản thân hoa này rất đẹp tuy nhiên nhiều hoa nên đã làm loãng bức ảnh. |
Bức ảnh này thể hiện sự ngọt của màu và mềm của cánh hoa |
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011
Hoa ở Mộc Châu
Mặc dù biết đến Mộc Châu 7 năm rồi, biết đến Mộc Châu là đất của Lan, của cây xanh tươi tốt nhưng mãi năm vừa rồi, mình mới có dịp ngắm hoa của Mộc Châu.
Mỗi lần lên đó, mình đều tranh thủ ra vườn lan ngắm hoa và lang thang để xem có hoa gì mình chưa có để xin về trồng.
Mà phải tìm đâu cho xa chứ ngay nhà nội của cò Bộp, nhiều cây và hoa không khác gì Đà Lạt. Ngắm mà sướng rơn!
Phái nhất là dọc đường lên Mộc Châu, mùa Lan huệ/Loa kèn nở đỏ hai bên đường. Toàn hoa mình chưa có nhưng tiếc là không dừng xe để "xin xỏ" được. Tiếc ghê!
9 quan điểm của một người cha
Làm theo 10 bước đơn giản sau đây sẽ giúp bạn xây dựng một tương lai tốt đẹp cho con và cũng tăng cường mối quan hệ cha con.
1. Tôn trọng mẹ nó
Nếu bạn đã kết hôn, hãy giữ cho mối quan vợ chồng được lành mạnh và bền vững. Nếu bạn không kết hôn, thì cũng cần phải thệ hiện sự tôn trọng và hỗ trợ mẹ của con mình. Khi đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ chúng tôn trọng nhau, nó cũng sẽ cảm thấy mình được chấp nhận và tôn trọng.
2. Dành thời gian cho con mình
Việc một người cha sắp xếp thời gian như thế nào sẽ nói cho đứa trẻ biết cái gì là quan trọng với ông ta. Nếu như bạn quá bận rộn không thể quan tâm đến đứa trẻ, nó sẽ cảm thấy bị bỏ rơi cho dù bạn giải thích thế nào. Việc chăm chút cho trẻ đồng nghĩa với việc phải hy sinh nhiều thứ khác, nhưng đó là điều thiết yếu vì lợi ích của con.
3. Dành quyền để lắng nghe
Thông thường, khoảng thời gian duy nhất mà ông bố nói chuyện với các con là khi chúng làm điều gì đó sai trái. Bắt đầu nói chuyện với con ngay từ khi chúng còn nhỏ, như thế các chủ đề khó khăn sẽ được tháo gỡ dễ dàng khi chúng lớn hơn. Hãy dành thời gian để lắng nghe những ý kiến và vấn đề của con nhỏ.
4. Hãy giữ kỷ luật trong tình thương
Mọi đứa trẻ đều cần được chỉ dẫn và khép vào kỷ luật, không phải là sự trừng phạt, mà ở trong giới hạn hợp lý. Hãy nhắc cho trẻ về hậu quả của những hành vi xấu và khen thưởng hợp lý cho những hành vi tốt. Những người cha nghiêm khắc với con trong sự công bằng và bình tĩnh sẽ thể hiện tình yêu cho đứa con mình.
5. Hãy là một hình mẫu
Người cha luôn là hình mẫu lý tưởng cho con mình, cho dù họ có nhận ra hay không. Một đứa con gái ở bên một người cha luôn yêu thương mình lớn lên cũng hiểu rằng mình cần được các bạn trai tôn trọng. Người cha cũng dạy cho con trai về những điều quan trọng trong cuộc sống bằng cách thể hiện như sự trung thực, lòng khiêm tốn và trách nhiệm.
6. Hãy là một thày giáo
Có rất nhiều ông bố cho rằng việc dạy dỗ là của người khác. Nhưng một người cha biết dạy cho con mình điều đúng sai, khuyến khích con phát huy năng lực của mình, sẽ thấy con biết đưa ra những lựa chọn đúng. Những người cha tận tâm sẽ sử dụng những ví dụ hằng ngày để giúp con học được các bài học cơ bản trong cuộc sống.
7. Ăn tối cả gia đình
Chia sẻ một bữa ăn với nhau là điều rất quan trọng đối với một gia đình lành mạnh. Ngoài việc củng cố thời gian biểu của một ngày bận rộn, thì nó còn giúp con cái có cơ hội nói về những điều chúng đang làm và muốn làm. Đó cũng là thời gian quý báu để người cha lắng nghe và cho lời khuyên.
8. Đọc sách cho con
Trẻ em học tốt nhất qua hành động và đọc sách báo, cũng như nghe và lắng nghe. Hãy bắt đầu đọc sách cho con từ khi chúng còn rất bé. Khi chúng lớn lên, khuyến khích chúng tự đọc sách báo. Khắc vào đầu con sự ham mê đọc sách sẽ là một cách tốt nhất để đảm bảo chúng lớn lên có tính cách và sự nghiệp vững chắc.
9. Thể hiện sự yêu thương
Trẻ em cần biết rằng chúng được yêu, được chấp nhận và được mong muốn trong gia đình này. Cha mẹ cần phải cảm thấy thoải mái và sẵn lòng ôm con cái. Thể hiện tình cảm hằng ngày là cách tốt nhất để trẻ biết rằng bạn yêu con.
10. Nhận thức rằng công việc làm cha không bao giờ kết thúc
Kể cả sau khi đứa con đã trưởng thành và ra ở riêng, chúng vẫn luôn tìm kiếm ở người cha sự khuyên răn, dạy bảo. Người cha cần phải tiếp tục là một phần quan trọng trong cuộc sống của các đứa con, kể cả khi chúng đã kết hôn và có gia đình riêng.
(Sưu tầm từ lamchame)
1. Tôn trọng mẹ nó
Nếu bạn đã kết hôn, hãy giữ cho mối quan vợ chồng được lành mạnh và bền vững. Nếu bạn không kết hôn, thì cũng cần phải thệ hiện sự tôn trọng và hỗ trợ mẹ của con mình. Khi đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ chúng tôn trọng nhau, nó cũng sẽ cảm thấy mình được chấp nhận và tôn trọng.
2. Dành thời gian cho con mình
Việc một người cha sắp xếp thời gian như thế nào sẽ nói cho đứa trẻ biết cái gì là quan trọng với ông ta. Nếu như bạn quá bận rộn không thể quan tâm đến đứa trẻ, nó sẽ cảm thấy bị bỏ rơi cho dù bạn giải thích thế nào. Việc chăm chút cho trẻ đồng nghĩa với việc phải hy sinh nhiều thứ khác, nhưng đó là điều thiết yếu vì lợi ích của con.
3. Dành quyền để lắng nghe
Thông thường, khoảng thời gian duy nhất mà ông bố nói chuyện với các con là khi chúng làm điều gì đó sai trái. Bắt đầu nói chuyện với con ngay từ khi chúng còn nhỏ, như thế các chủ đề khó khăn sẽ được tháo gỡ dễ dàng khi chúng lớn hơn. Hãy dành thời gian để lắng nghe những ý kiến và vấn đề của con nhỏ.
4. Hãy giữ kỷ luật trong tình thương
Mọi đứa trẻ đều cần được chỉ dẫn và khép vào kỷ luật, không phải là sự trừng phạt, mà ở trong giới hạn hợp lý. Hãy nhắc cho trẻ về hậu quả của những hành vi xấu và khen thưởng hợp lý cho những hành vi tốt. Những người cha nghiêm khắc với con trong sự công bằng và bình tĩnh sẽ thể hiện tình yêu cho đứa con mình.
5. Hãy là một hình mẫu
Người cha luôn là hình mẫu lý tưởng cho con mình, cho dù họ có nhận ra hay không. Một đứa con gái ở bên một người cha luôn yêu thương mình lớn lên cũng hiểu rằng mình cần được các bạn trai tôn trọng. Người cha cũng dạy cho con trai về những điều quan trọng trong cuộc sống bằng cách thể hiện như sự trung thực, lòng khiêm tốn và trách nhiệm.
6. Hãy là một thày giáo
Có rất nhiều ông bố cho rằng việc dạy dỗ là của người khác. Nhưng một người cha biết dạy cho con mình điều đúng sai, khuyến khích con phát huy năng lực của mình, sẽ thấy con biết đưa ra những lựa chọn đúng. Những người cha tận tâm sẽ sử dụng những ví dụ hằng ngày để giúp con học được các bài học cơ bản trong cuộc sống.
7. Ăn tối cả gia đình
Chia sẻ một bữa ăn với nhau là điều rất quan trọng đối với một gia đình lành mạnh. Ngoài việc củng cố thời gian biểu của một ngày bận rộn, thì nó còn giúp con cái có cơ hội nói về những điều chúng đang làm và muốn làm. Đó cũng là thời gian quý báu để người cha lắng nghe và cho lời khuyên.
8. Đọc sách cho con
Trẻ em học tốt nhất qua hành động và đọc sách báo, cũng như nghe và lắng nghe. Hãy bắt đầu đọc sách cho con từ khi chúng còn rất bé. Khi chúng lớn lên, khuyến khích chúng tự đọc sách báo. Khắc vào đầu con sự ham mê đọc sách sẽ là một cách tốt nhất để đảm bảo chúng lớn lên có tính cách và sự nghiệp vững chắc.
9. Thể hiện sự yêu thương
Trẻ em cần biết rằng chúng được yêu, được chấp nhận và được mong muốn trong gia đình này. Cha mẹ cần phải cảm thấy thoải mái và sẵn lòng ôm con cái. Thể hiện tình cảm hằng ngày là cách tốt nhất để trẻ biết rằng bạn yêu con.
10. Nhận thức rằng công việc làm cha không bao giờ kết thúc
Kể cả sau khi đứa con đã trưởng thành và ra ở riêng, chúng vẫn luôn tìm kiếm ở người cha sự khuyên răn, dạy bảo. Người cha cần phải tiếp tục là một phần quan trọng trong cuộc sống của các đứa con, kể cả khi chúng đã kết hôn và có gia đình riêng.
(Sưu tầm từ lamchame)
Dạy con kiểu Tây
Con trai đi Mỹ du học, sau khi tốt nghiệp rồi định cư tại Mỹ. Và đã kiếm cho tôi con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi.
Mùa hè năm nay, con trai vì tôi đã đăng ký visa thăm người than. Thời gian 3 tháng lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây người mẹ chồng TQ phải đại khai nhãn giới.
Không ăn thì cứ nhịn đói. Mỗi buổi sang, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sang lên bàn, thì tự mình đi bận rộn việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich. Sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, rồi tự mình mặc lên.
Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ rang mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải. Có 1 lần Peter lại mặc ngượi chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu nó cảm thấy không thoải mái tự nó sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không gì là không thoải mái, vậy thì tùy nó. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết. Và 1 lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rối, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.
Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5-6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc như nó, mỗi cuối tuần là đem 1 đóng quần áo dơ về nhà.
Có 1 ngày buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn 1 tay đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng thật không muốn ăn! Nhớ lấy, từ giờ đến sang mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và trong long tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!
Buổi chiều, Susan bàn bạc với tôi, buổi tối do tôi nấu món ăn Trung Hoa. Trong lòng tôi suy tư lúc, Peter đặc biệt thích món ăn Trung Hoa, nhất định Susan cảm thấy sáng nay không ăn được gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon nhiều hơn. Buổi tối hôm đó tôi trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích ăn nhất, tôm, và cón sử dung mì Ý làm theo mì lạnh kiểu Trung Hoa. Peter thích nhất món mì lạnh, người nhỏ nhỏ như thế nhưng có thể ăn được 1 tô lớn. Bắt đầu bửa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan lại đến gần lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta không phải giao ước rồi, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó.” Peter nhìn khuông mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên 1 tiếng rồi khóc, vừa khóc vừa nói: “mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm.” “Không được, nói rồi là phải giữ lời.” Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau long muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ớ nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ.” Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trưng trưng nhìn 3 người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý thật sự của Susan khi để tôi nấu món Hoa.
Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn. Lúc ngủ tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Trung không?” Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!” Peter nuốt nước miếng lại hỏi: “vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi.” Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi ra. Phần lớn dưới tình trạng này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ mất miếng ăn, và chịu cực hình bụng đói.
Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu gái, lúc như tuổi của Peter, vì phải dỗ dành cho nó ăn cơm, mấy người cầm lấy tô cơm và dí theo sau đuôi nó, nó còn chưa chịu ngoan ngoãn, còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua 1 kiện đồ chơi, ăn them 1 chén thì mua them 1 đồ chơi… Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi.
Ăn miếng trả miếng Có 1 lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh Peter đã cùng hai cô gái chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mũ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, rất mạnh đập lên đầu cô bé kia, cháu gái kia bầng thần một lúc và khóc thật lớn. Còn cháu kia khi thấy tình hình vậy cũng khóc thật lớn. Đại khái Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi về phía trước sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, ngõ một cái mạnh lên đầu Peter, Peter không phòng bị, và té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở lên. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter một bên khóc một bên lắc đầu.
Tôi tin rằng lần sau nó sẽ không làm thế nữa.
Cậu của Peter đã tặng cho cháu 1 chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, lấy làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm là bạn than của Peter, đã thỉnh cầu Peter mấy lần muốn chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter vẫn không đồng ý. Có 1 lần, mấy cháu nhỏ chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý lén lén nhảy lên chiếc xe, và chạy đi. Sau khi Peter phát hiện rất phẫn nộ méc với Susan. Susan đang nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, bèn mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không quản được.” Peter bất lật quay đi. Qua được ít lát, Lusi chạy chiếc xe về. Peter vừa thấy Lusi thì lập tức đẩy bạn té xuống đất, dật lại chiếc xe. Lusi ngồi bẹp tại đất và khóc lên. Susan ẩm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó đã chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi chúng nó.” Susan không đá động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” Mẹ ơi, mẹ đi với con hen.” Lời thỉnh cầu của Peter. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mội người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề.” Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào bắt đầu mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.
Quản giáo con cái là chuyện của cha mẹ. Cha mẹ của Susan ở tạiCalifornia , biết tôi đã đến hai người đã lái xe đến thăm chúng tôi. Trong nhà có khách tới, Peter rất hào hứng. Chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách cái thùng bê tới bê lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, không được làm nước văng lung tung trong nhà, Peter để ngoài tai. Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Peter nghịch ngợm còn chưa thấy mình làm sai việc, còn rất đắc ý lấy chân dẫm lên vũng nước, làm ước quần hết. Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan dựt lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch.” Peter không không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói them lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, rất muốn chạy đến ẫm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan.” Đến một lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi.” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con Biết.” Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà cao hơn 2 người của nó ra hết sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cở quần áo dơ ra, xách trên tay, trần chuồng chạy vô nhà tắm, hí hởn giặt đồ rồi.
Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng. Ở rất nhiều gia đình TQ, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề “đại chiến thế giới”, luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cải nhau, gà bay chó chạy.
Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter nói chuyện, nhắc đến chuyện này, làm tôi ấn tượng sâu sắc bởi câu họ nói: “con cái là con cái của cha mẹ, trước
Ông bà ngoại của Peter ở lại 1 tuần và chuẩn bị vềCali . 2 ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, tôi có thể mua cho nó chứ?” Susan suy nghĩ rồi nói: “Cha mẹ lần đến này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi , đến Noel mới mua nó làm quà vậy!” Tôi không biết ông ngoại của Peter nói như thế nào với thằng nhóc này, sau đó tôi dắt cháu đi siêu thị, nó chỉ tay vào món đồ chơi đó nói: “Ông ngoại nói, đến Noel sẽ mua tặng cháu cái này làm quà.” Khẩu khí rất thích thú & mong đợi.
Tuy Susan nghiêm khắc như vậy với cháu, nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, nó sẽ thu thập một số hoa hoặc là lá mà nó cho là đẹp rồi trịnh trong tặng cho mẹ. Người ngoài tặng quà cho nó, nó luôn gọi mẹ cùng mở quà chung; có thức ăn ngon luôn để một nửa cho mẹ. Nghĩ đến nhiều đứa trẻ TQ coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục con dâu Tây này của tôi. Ở tôi mà nói, ở phương diện giáo dục con cái của các bà mẹ Phương Tây rất xứng đáng để các bà mẹ TQ học theo."
Mùa hè năm nay, con trai vì tôi đã đăng ký visa thăm người than. Thời gian 3 tháng lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây người mẹ chồng TQ phải đại khai nhãn giới.
Không ăn thì cứ nhịn đói. Mỗi buổi sang, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sang lên bàn, thì tự mình đi bận rộn việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich. Sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, rồi tự mình mặc lên.
Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ rang mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải. Có 1 lần Peter lại mặc ngượi chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu nó cảm thấy không thoải mái tự nó sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không gì là không thoải mái, vậy thì tùy nó. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết. Và 1 lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rối, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.
Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5-6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc như nó, mỗi cuối tuần là đem 1 đóng quần áo dơ về nhà.
Có 1 ngày buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn 1 tay đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng thật không muốn ăn! Nhớ lấy, từ giờ đến sang mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và trong long tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!
Buổi chiều, Susan bàn bạc với tôi, buổi tối do tôi nấu món ăn Trung Hoa. Trong lòng tôi suy tư lúc, Peter đặc biệt thích món ăn Trung Hoa, nhất định Susan cảm thấy sáng nay không ăn được gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon nhiều hơn. Buổi tối hôm đó tôi trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích ăn nhất, tôm, và cón sử dung mì Ý làm theo mì lạnh kiểu Trung Hoa. Peter thích nhất món mì lạnh, người nhỏ nhỏ như thế nhưng có thể ăn được 1 tô lớn. Bắt đầu bửa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan lại đến gần lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta không phải giao ước rồi, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó.” Peter nhìn khuông mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên 1 tiếng rồi khóc, vừa khóc vừa nói: “mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm.” “Không được, nói rồi là phải giữ lời.” Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau long muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ớ nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ.” Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trưng trưng nhìn 3 người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý thật sự của Susan khi để tôi nấu món Hoa.
Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn. Lúc ngủ tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Trung không?” Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!” Peter nuốt nước miếng lại hỏi: “vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi.” Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi ra. Phần lớn dưới tình trạng này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ mất miếng ăn, và chịu cực hình bụng đói.
Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu gái, lúc như tuổi của Peter, vì phải dỗ dành cho nó ăn cơm, mấy người cầm lấy tô cơm và dí theo sau đuôi nó, nó còn chưa chịu ngoan ngoãn, còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua 1 kiện đồ chơi, ăn them 1 chén thì mua them 1 đồ chơi… Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi.
Ăn miếng trả miếng Có 1 lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh Peter đã cùng hai cô gái chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mũ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, rất mạnh đập lên đầu cô bé kia, cháu gái kia bầng thần một lúc và khóc thật lớn. Còn cháu kia khi thấy tình hình vậy cũng khóc thật lớn. Đại khái Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi về phía trước sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, ngõ một cái mạnh lên đầu Peter, Peter không phòng bị, và té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở lên. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter một bên khóc một bên lắc đầu.
Tôi tin rằng lần sau nó sẽ không làm thế nữa.
Cậu của Peter đã tặng cho cháu 1 chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, lấy làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm là bạn than của Peter, đã thỉnh cầu Peter mấy lần muốn chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter vẫn không đồng ý. Có 1 lần, mấy cháu nhỏ chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý lén lén nhảy lên chiếc xe, và chạy đi. Sau khi Peter phát hiện rất phẫn nộ méc với Susan. Susan đang nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, bèn mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không quản được.” Peter bất lật quay đi. Qua được ít lát, Lusi chạy chiếc xe về. Peter vừa thấy Lusi thì lập tức đẩy bạn té xuống đất, dật lại chiếc xe. Lusi ngồi bẹp tại đất và khóc lên. Susan ẩm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó đã chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi chúng nó.” Susan không đá động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” Mẹ ơi, mẹ đi với con hen.” Lời thỉnh cầu của Peter. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mội người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề.” Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào bắt đầu mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.
Quản giáo con cái là chuyện của cha mẹ. Cha mẹ của Susan ở tại
Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng. Ở rất nhiều gia đình TQ, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề “đại chiến thế giới”, luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cải nhau, gà bay chó chạy.
Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter nói chuyện, nhắc đến chuyện này, làm tôi ấn tượng sâu sắc bởi câu họ nói: “con cái là con cái của cha mẹ, trước
Ông bà ngoại của Peter ở lại 1 tuần và chuẩn bị về
Tuy Susan nghiêm khắc như vậy với cháu, nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, nó sẽ thu thập một số hoa hoặc là lá mà nó cho là đẹp rồi trịnh trong tặng cho mẹ. Người ngoài tặng quà cho nó, nó luôn gọi mẹ cùng mở quà chung; có thức ăn ngon luôn để một nửa cho mẹ. Nghĩ đến nhiều đứa trẻ TQ coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục con dâu Tây này của tôi. Ở tôi mà nói, ở phương diện giáo dục con cái của các bà mẹ Phương Tây rất xứng đáng để các bà mẹ TQ học theo."
(Sưu tầm)
Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật
Tối hôm qua, tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt của em thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm.
Em kể khi đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của em làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường em nhìn thấy chiếc xe và cha bị nước cuốn trôi, nhiều khả năng đã chết.
Hỏi mẹ đâu, em nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em em chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến thân nhân.
Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người em nhỏ. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc, để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại.
Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
(Anh Cảnh sát Nhật gốc Việt kể)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)